DI TÍCH CHÙA BỐI KHÊ – XÃ TAM HƯNG

19/12/2023 17:10

 

Chùa Bối Khê tên chữ là Đại Bi tự ( ) thuc thôn Song Khê, xã Tam Hưng, huyn Thanh Oai, thành ph Hà Ni

Chùa Bối Khê có từ thời Lý và được xây dựng quy mô vào thời Trần vào năm Khai Hựu thứ 10 (1338) thời vua Trần Hiến Tông. Ngôi chùa tọa lạc trên khuôn viên rộng rãi thoáng đãng Với tổng diện tích 8.447m2

Chùa Bối Khê không những là di tích lịch sử quý giá về niên đại mà còn có kiến trúc bằng gỗ độc đáo. Chùa đã được Bộ Văn hóa-Thông tin xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia ngày 29-4-1979.

Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính. Đặc biệt, chùa Bối Khê còn lưu giữ được kiến trúc độc đáo, những hoạ tiết về kiến trúc gỗ với các trạm khắc tinh xảo hiếm thấy.

Lễ hội Chùa Bối Khê được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm. Chùa Bối Khê thờ Phật và thờ Đức Thánh có tên là Nguyễn Bình An (dân gian gọi là Đức Thánh Bối). Ngài đã có nhiều công đức giúp các đời vua đánh giặc, trị nước, yên dân.

Người Bối Khê và người làng Tiên Lữ (làng có Chùa Trăm Gian) đều tự hào là con cháu đức Thánh Bối và quan hệ giao tiếp cung kính khiêm nhường. Đôi bên đối đãi rất trọng thị trong giao tiếp nghi lễ cũng như khi gặp nhau ngoài xã hội.

Về giá trị kiến trúc nghệ thuật:

Kiến trúc chùa Bối Khê có tiền đường, hành lang tả hữu, nhà tam bảo đều bằng gỗ dựng theo hình chữ “quốc” (). Hu đường được kết ni vi đin th Thánh có hình ch công ().

Từ đường cái nhìn vào, cách cổng chùa 50m phía tay trái là lăng Quận công Lê Tiến Quý, người Bối Khê, bên phải là đền thờ Đức Ông. Trước cổng chùa là sân đất rộng rãi, có cây bồ đề, cây đa cổ thụ càng làm cho cảnh chùa thêm cổ kính và u tịch.

Cổng chùa có 5 cửa, phía trên cổng chính, cả hai mặt đều có 4 chữ lớn: Từ ngoài nhìn vào là dòng chữ (Bi Khê hin tích) nghĩa là Bi Khê lng ly lâu đời.

Tiếp theo là chiếc cầu vồng bắc qua Đỗ Động Giang với cảnh trí tuyệt đẹp: Cổng cái Ngũ quan soi bóng xuống dòng Đỗ Động trong xanh tạo nên sự lung linh huyền ảo chốn thiền lâm. Đó chính là ý nghĩa của 4 chữ (Thanh Động trùng quan) mà các bc túc nho cao sỹ” xưa đã ghi trên Cng Cái.

Tam quan kiêm gác chuông, cao hai tầng, tám mái được làm năm Hoằng Định thứ tư (1603), tu sửa năm Thiệu Trị thứ 6 (1846), trùng tu năm Khải Định thứ 8 cùng với việc trùng tu tòa Đại bái của chùa. Tầng trên treo 2 quả chuông lớn, đường kính 60cm, cao 1m. Một quả đúc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), một quả đúc thời Duy Tân. Qua khỏi gác chuông là sân gạch rộng chừng 400m2, hai bên có giếng nước làm nước sinh hoạt trước đây, đồng thời là nơi tổ chức trò chơi, biểu diễn văn nghệ trong dịp hội chùa.

Nhà bia (Bi Động Thánh tích bi ký) ghi s tích Đức Thánh Bi, dng năm Thái Hòa t 11 (1453).

Giữa sân chùa là chiếc sập đá được tạo tác tinh tế từ thời Mạc.

Chùa có các kiến trúc đan xen của các triều đại, nhưng nhiều nhất là kiến trúc đời Trần và đời Mạc. Các cột đá xanh ở mái hiên chùa được chế tác thời Nguyễn. Các câu đối trên các cột đá hè chùa mang nội dung Từ Bi Hỷ Xả.

Trên các bức cốn của mái hiên có các bức tranh gỗ được trạm khắc hết sức tinh xảo, sinh động nêu các tích như: Thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh; cảnh tứ quý, trạm khắc tứ linh Long Ly Quy Phượng; cảnh làng quê thanh bình, đàn gia súc đùa rỡn trên thảm cỏ…

Tòa Tam bảo còn gọi là Thượng điện, cấu tạo theo 4 hàng cột, mỗi hàng 4 chiếc, riêng thềm điện có 6 cột đỡ mái, chia thành 7 gian. Hai vì kèo giữa mang đậm phong cách nghệ thuật thời Trần. Các đầu bảy đỡ mái phía ngoài được chạm khắc hình rồng, đầu bảy góc trái phía ngoài chạm hình chim thần.

Gian điện Phật có bức tượng Cửu long tuyệt đẹp gồm chín rồng chầu quanh Phật Thích Ca Mâu Ni. Đây là bức tượng nêu sự tích Đức Phật lúc sinh ra đi bảy bước, một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đất, nói “Thiên thượng địa hạ, duy ngã độc tôn”.

Các bức tượng Ngọc Hoàng thượng đế, tượng Phật bà Quan Âm 12 tay ngồi trên tòa sen, bệ đá chạm khắc hình rồng, chim thần Garuđa có niên đại Xương Phù lục niên (1382).

Trước tượng Phật bà là cây nhang được tạo tác từ khối đá liền với các đường nét khắc hoa lá uyển chuyển từ thời Mạc.

Chùa bảo lưu được nhiều cổ vật quý, 58 pho tượng lớn nhỏ, 2 cây đèn gốm thời nhà Mạc và 22 đạo sắc phong. Hai hành lang chạy dọc, mỗi bên 9 gian, 18 vị La Hán ngồi trên bệ đá, với đủ gương mặt và tư thế khác nhau của kiếp trần gian.

Điều đặc biệt của kiến trúc Chùa Bối Khê là vừa thờ Phật, vừa thờ Thánh, trong khi hầu hết các chùa chỉ thờ Phật, hãn hữu có chùa để chỗ nhỏ thờ thêm vị nào đó. Riêng chùa Bối Khê có kiến trúc “Tiền Phật, hậu Thánh” nghĩa là phía trước là Điện Phật, sau là Điện Thánh.

Hai điện thờ đều rất uy nghi nối tiếp nhau trên một trục chính.

Điện Thánh linh thiêng với kiến trúc hai tầng tám mái, theo lối chồng diêm mang tính chất trang trí hơn là chịu lực.

Tòa điện Thánh nhìn gần tựa như hình bông sen. Các nhà phong thủy xưa cho rằng chùa Bối Khê có hình “phượng múa” tòa điện Thánh là mào phượng giống hình bông sen hai giếng khơi bên cạnh là mắt phượng. Hai giếng khơi này nước luôn trong vắt.

Điện Thánh gồm hai khu: khu hành lễ và hậu cung. Hậu cung là cung cấm, có tượng Thánh và các tiểu đồng. Cung cấm mở cửa những ngày tuần tiết để dâng lễ, người có chức phận mới được vào.

Về Lễ Hội

Hội Chùa Bối Khê từ xưa có tiếng là đông vui được mở từ ngày 10 tháng Giêng đến 13 tháng Giêng. Ngày 10 có rước nước về tế “mộc dục”. Ngày 11 đón “Quan anh”; Ngày 12 chính hội; Ngày 13: lễ tạ và kết thúc lễ hội đóng cửa chùa.

Hội Chùa Bối Khê là Hội hàng tổng gồm 11 làng thuộc 3 tổng rước kiệu dâng lễ Phật Thánh.

Sự tích về lễ hội:

Sự tích lễ hội Thánh Bối 12 tháng Giêng; sự tích lễ rước nước từ giếng Bùi Xá, sự tích về lễ “đón quan anh” như sau: Đức Thánh tên là Nguyễn Bình An, người làng Bối Khê, lúc nhỏ ở với cô cậu chăn trâu cắt cỏ. Mục đồng gặp năm nắng hạn thường cùng nhau nhặt tôm cua cá đem ra sông Rùa phóng sinh rồi về giếng Bùi Xá tắm. Do tích này mà trong các lễ hội chùa Bối Khê có rước nước từ giếng Bùi Xá về tế “mộc dục” (tắm gội).

Ngài xuống tóc tu tại Chùa Bối Khê sau đó tu tại chùa Trăm Gian. Năm Ngài 95 tuổi, Ngài làm một khám son đặt bên tả điện phật chùa Trăm Gian rồi cho mời Tứ Bích cùng các thiền tăng tùng giả đến và dặn rằng: Nay thầy số trời đã hết. Thầy vào khám ngồi đủ trăm ngày thì mở, thơm để thờ, nhược bằng tanh dơ thì mang ra sau chùa để táng. Đến ngày 4 tháng Giêng, tòng giả coi riêng thấy mùi thơm ngào ngạt, hào quang tỏa sáng. Tứ Bích vui mừng đèn hương cúng tế gần 3 ngày và thông báo cho toàn dân quanh vùng biết. Ngày 11 tháng Giêng năm ấy, Bối Hồng nhị xã hợp cùngcác làng của 3 tổng Thanh Oai tập hợp tại chùa Bối Khê trống đánh vang trời cờ bay rợp đất kéo lên Tiên Lữ định rước khám Thánh về chùa Bối. Bên tranh, bên giữ căng thẳng. Bỗng có ông cụ râu tóc bạc phơ chân đi guốc gộc, tay chống gậy lê đến hỏi. Sau khi nghe hai bên trình bày xong, ông cụ bảo: Ngài là người nhị xã thuộc 3 tổng Thanh Oai, thực Ngài tu ở trên này và thành phật ở đây. Nhị xã cứ rước phù hương về thờ vọng là đủ. Tứ Bích và nhị xã cùng thờ chung một bát phù hương và kết nghĩa làm anh em….

Từ đó đến nay hai bên đều tôn nhau là “anh cả” còn mình tự nhận là “em bé”. Hôm rước phù hương về chùa Bối là ngày 12 tháng Giêng và mở hội mừng, và lễ rước nước tế “mộc dục” lấy nước từ giếng Bùi Xá là như vậy.

Ngoài ra còn các sự tích khác liên quan đến Thánh Bối như sự tích vết chân Thánh Bối ở Bình Đà, Thanh Thần; sự tích Giếng Âm (Bình Đà); sự tích về cánh đồng “Màn Đen” nơi có phần mộ của cha mẹ Đức thánh Bối…cũng rất thú vị.

Ngày 12 tháng Giêng (ngày rước phù hương Thánh về Bối) là ngày hội Chùa Bối.

Nội dung lễ hội ngày xưa chùa Bối Khê thường từ ngày 10 đến hết 13 tháng Giêng bao gồm các hoạt động sau:

Lễ rước nước thường tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng: Rước kiệu từ Chùa Bối Khê xuống lễ và lấy nước từ giếng làng Bùi Xá về làm lễ tế “mộc dục”.

Ngày 11 lễ đón Quan Anh rất long trọng. Rước kiệu từ Đình Kim của làng Bối Khê nơi thờ Thần hoàng làng là “Lục vị đại vương” về Chùa Bối Khê.

Ngày 12 tháng Giêng: Lễ rước của hàng tổng gồm các làng thuộc xã Tam Hưng hiện nay và mấy làng thuộc xã Bình Minh và xã Mỹ Hưng. Trong tế lễ dâng hương của hàng tổng thì làng Hưng Giáo – xã trưởng tế trước; tiếp đó là các làng trong hàng tổng; Bối Khê sở tại tế sau cùng.

Các trò chơi dân gian diễn ra suốt những ngày lễ hội như: Múa võ đấu roi tổ chức tại sân trước Cổng cái với các thế võ đỡ roi, tránh roi, phóng roi rất gay cấn và hấp dẫn; Chơi cờ người với những màn đấu trí rất tài ba của các kỳ phùng địch thủ. Các quân cờ là những người thật trang phục theo vai quân cờ tường sỹ, tốt… rất đẹp mắt và thú vị. Hoặc quân cờ là các tấm biển sơn son thếp vàng được người chơi di chuyển cắm vào các vị trí bàn cờ tướng là sân rộng. Mọi người đứng xung quanh xem và bàn tán các nước cờ hiểm hóc.

Trò chơi chèo thuyền thúng bắt vịt, nhiều khi người chơi ngã tòm xuống giếng, mọi người reo cười thú vị.

Trò chơi đi cầu độc mộc đập niêu. Người chơi cầm gậy đi trên cầu là cây tre hoặc cây gỗ tròn dài, một đầu tựa vào thành giếng đầu kia buộc treo vào sợi dây đu đưa. Có người chưa đi được tới vị trí đập niêu mà đã bổ nhào xuống nước.

Những năm xưa còn chơi pháo nổ, các trò chơi “Trầm chuột”, “Thăng thiên” đốt pháo “nhị thanh”, “tam thanh” (pháo nổ 2 tiếng, 3 tiếng) rất hấp dẫn.

Gần đây nhiều trò chơi thời mới được đưa đến lệ hội như tầu lượn, đu quay, ném vòng cổ chai và các trò chơi điện tử khác mà giới trẻ cũng rất thích thú.

Mỗi miền quê đều có dấu tích đáng tự hào, đó là nguồn mạch tâm linh nuôi dưỡng tâm hồn ý chí nghị lực để cùng nhau đoàn kết giữ gìn làng xóm xây dựng cuộc sống. Văn hóa làng xã đã gắn kết người dân trong làng, trong nước thành khối vững chắc mà không kẻ xâm lăng nào có thể khuất phục được.

Chùa Bối Khê là ngôi chùa cổ gần 700 năm chứa đựng biết bao thông điệp về Văn hóa và Lịch sử. Chùa cổ Bối Khê cùng với các chùa cổ khác của miền đồng bằng bắc bộ tạo nên nét đặc trưng độc đáo của phái “Trúc lâm” được phát triển rực rỡ từ thời kỳ Nhật hoàng Trần Nhân Tông thế kỷ XIII.

Chùa Bối Khê có 22 đạo sắc phong của các triều đại. Song Khê ở thế đất thiêng nên có tiên xuất thế. Ngài che chở cho muôn dân và phù hộ cho quê hương phồn thịnh. Chùa Bối Khê là di sản văn hóa quý báu của đất nước.

Đã 7 thế kỷ trôi qua, biết bao vật đổi, sao dời nhưng chùa Bối Khê vẫn được giữ gìn và tôn tạo không chỉ bởi nghệ thuật kiến trúc độc đáo mà còn do sự linh thiêng của Thánh Bối.

Trải bao thăng trầm của lịch sử, các đấng vua anh minh đều coi trọng nhân tài, tôn kính phật thánh. Bởi lẽ Phật Thánh là ước vọng lý tưởng của con người về cái Chân – Thiện – Mỹ. Nói tới chùa chiền là nói tới thế giới siêu nhiên, tao nhã, thoát tục; thế giới của tiên thánh vĩnh hằng.

Trong kháng chiến chống Pháp, Chùa Bối Khê cũng là nơi tụ điểm hoạt động của du kích xã Tam Hưng. Hệ thống địa đạo ngầm trong lòng đất mà cửa hầm bí mật tại chùa Bối Khê (còn lưu giữ đến ngày nay) thông đến các làng trong xã dài tới mấy ngàn mét lập nên chiến tích oai hùng của bốn chữ vàng “Tam Hưng anh dũng” và danh hiệu “Đơn vị anh hùng LLVT nhân dân” trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

Chùa Bối Khê gắn liền với chặng đường lịch sử oai hùng của dân tộc xứng đáng với niềm ngưỡng vọng của mọi người. Ngày nay, Chùa Bối Khê là nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của không những người dân địa phương mà còn là nơi tham quan của khách thập phương chiêm ngưỡng các bảo vật của chùa,

+4